Tin tức vận tải

Thuê mặt bằng trăm tỷ quận 1 không bằng 20 tỷ quận ven

Sep 19, 2024 IDOPRESS
'Trừ ngành ăn uống, cà phê, thời của mặt bằng trung tâm đã qua vì sự xuất hiện của thương mại điện tử'.

"Căn nhà trị giá trăm tỷ mặt tiền quận 1 chưa chắc cho thuê hiệu quả bằng căn 20 tỷ của tôi ở quận khác. Nguyên nhân vì cái thời của mặt bằng trung tâm đã qua,xu hướng hiện tại là mặt bằng trên các trang thương mại điện tử.

Một gian hàng lớn trên các trang thương mại điện tử có thể bán cho cả nước,thậm chí cả nước ngoài,trong khi mặt bằng chỉ bán được trong một khu vực nào đó. Hiện nay,các quận,huyện cũng không thiếu các thương hiệu lớn.

Mặt bằng trung tâm giờ đây chỉ làm bóng thương hiệu chứ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nào. Với xu hướng tiêu dùng ngày càng thiên về online của giới trẻ,tương lai có lẽ không còn ai muốn thuê mặt bằng..

Độc giả Khải Ngô Quang bình luận như trên,về chuyện nhiều thương hiệu lớn không trụ nổi giá thuê mặt bằng trung tâm.

Theo đó,mặt bằng trung tâm có giá thuê 10.000-40.000 USD mỗi tháng,cứ hai năm có thể lại tăng 10%,khiến ngay cả những thương hiệu lớn cũng không trụ nổi. Cụ thể,cuối tháng trước,một thương hiệu đã trả mặt bằng tại trung tâm TP HCM,khi giá thuê lên đến 30.000 USD mỗi tháng (tương đương 750 triệu đồng). "Cách tốt nhất cho chủ nhà là bán đi để đầu tư vào thứ khác,hoặc chỉ khai thác làm văn phòng hay chỗ lưu trú thôi. Quán cà phê,ăn uống thì giá sẽ cao. Còn thương mại thì thua rồi,chưa kể hiện tại các thương hiệu lớn cũng ưu tiên thuê trong các trung tâm thương mại".

"Cho dù là thương hiệu lớn,kinh doanh mà lỗ mãi thì cũng phải thoái trào. Chủ nhà ở vị trí đắc địa không thể chấp nhận ngay rằng thời hoàng kim đã qua,nên họ vẫn hy vọng tiếp tục và vì thế neo giá chờ chủ mới.

Khách nước ngoài du lịch và đến tham quan,làm ăn mới là đối tượng khách chủ yếu của các thương hiệu nổi tiếng,chứ không phải người dân địa phương" - bạn đọc nickname hongnhungpaticusi.

"Thật sự,người kinh doanh đang gặp phải khó khăn vì giá mặt bằng quá cao. Các hộ kinh doanh hay doanh nghiệp bỏ rất nhiều tiền bạc,công sức kèm theo rất nhiều rủi ro,nhưng làm được bao nhiêu thì đóng hết vào mặt bằng.

Mang tiếng là chủ nhưng chẳng khác nào làm thuê cho người khác. Giá thuê mặt bằng quá cao cũng là nguyên nhân khiến giá bất động sản cũng cao ngất. Chỉ cần sở hữu một căn nhà mặt tiền cho thuê là có thể sống khỏe mà không cần làm gì",độc giả manhhung813 nói.

Độc giả nickname thaoooth nhận xét: "Ngày trước,có một ki-ốt trong chợ là ngon,sau này thì có nhà mặt tiền là ngon. Thời nào rồi cũng sẽ qua thôi,cứ giữ khư khư cách làm ăn cũ thì sẽ thụt lùi.

Các ông lớn là những người khôn ngoan,cái thời cứ đốt tiền cho mặt bằng xịn dần dần sẽ không còn nữa. Thời đại 4.0,marketing online lên ngôi. Marketing trực tiếp mà tốn quá nhiều chi phí nhưng không hiệu quả thì người ta phải suy nghĩ lại".

Từ đầu năm đến nay,nhiều thương hiệu lớn khác cũng dừng thuê các căn nhà phố. Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn,chi phí thuê vẫn liên tục tăng.

Cuối năm nay,một thương hiệu F&B cũng dự kiến trả mặt bằng thuê trên đường Nguyễn Huệ (quận 1) khi chủ nhà tăng giá thêm 12%. Thương hiệu khác ở khu vực đường Thái Văn Lung cho biết cũng sẽ trả lại vì không gồng nổi mức giá thuê gần 680 triệu đồng mỗi tháng.

"Những năm trước đại dịch,các vị trí đắc địa ở trung tâm được xem là khoản đầu tư xứng đáng để tăng độ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên,sau đại dịch,các kênh mạng xã hội và thương mại điện tử phát triển nhanh chóng và dần trở thành nơi quảng cáo lý tưởng nhờ chi phí thấp hơn và dễ tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu hơn.

Quảng cáo trên các bảng điện tử ngoài trời cũng ngày càng phổ biến và đa dạng. Các chủ nhà cứ tiếp tục ôm mặt bằng trống với giá thuê trên trời đi nhé",độc giả nickname n24qbxt2fk đưa ra nhận định chung.

Đồng ý quan điểm trên,độc giả Vũ Nguyễn cho rằng đây là sự thay đổi tất yếu: "Nếu giá thuê thấp,giá trị của căn nhà sẽ bị giảm,nhưng nếu đóng cửa,treo bảng cho thuê cả năm thì chắc giá trị căn nhà cũng giảm thôi. Cơ bản là nhiều chủ nhà ở đây chưa thiếu tiền,nhưng giờ đã là một giai đoạn mới trong kinh doanh rồi,một giai đoạn 'online' chưa từng có trong lịch sử".

Hữu Nghị tổng hợp