Toàn cầu đang lo lắng về sự lây lan của mpox,căn bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Trước đây,tỷ lệ tử vong của bệnh này là 10% nhưng hiện tại đã tăng gấp ba.
Tháng 8 năm nay,Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên ngoài châu Phi xác nhận một ca mắc chủng mpox mới và chủng này đã lây lan sang châu Á. Thái Lan đã xác nhận một trường hợp mắc bệnh,một số ca khác tại Pakistan,Philippines đang bị nghi ngờ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt đợt bùng phát mpox đang diễn tại hơn 10 quốc gia Trung Phi trong "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế",mức báo động cao nhất.
Một nhân viên y tế tại Cuba phun thuốc diệt muỗi ở thủ đô La Havana. Ảnh: Reuters
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo nên tiêm vaccine Jynneos mpox hai liều cho những người có nguy cơ cao tiếp xúc và mắc virus này.
Ngoài ra,du khách cũng được khuyến cáo sử dụng thuốc chống muỗi,mặc quần áo dài đã được xử lý bằng permethrin,hoạt chất có tác dụng làm tê liệt hệ thần kinh của các loại ký sinh trùng như chấy,rận,mạt ve. Động thái này nhằm giúp du khách hạn chế mắc bệnh truyền nhiễm do muỗi đốt như sốt rét,sốt xuất huyết khi đi du lịch.
Đến nay,chưa có vaccine sốt xuất huyết nào được cung cấp rộng rãi cho du khách nhưng vài năm trở lại,nhiều người thường tiêm vaccine Qdenga. Loại vaccine này đã được tiêm tại Anh,liên minh châu Âu,một số quốc gia châu Á. Tại Mỹ,người dân tiêm vaccine Dengvaxia.
Tuy nhiên,theo bác sĩ Nicky Longley,cố vấn về bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện nhiệt đới thuộc Đại học UCL,London,Anh,vaccine sốt xuất huyết "không phải giải pháp hoàn hảo du khách cần". Vaccine Qdenga làm giảm nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong nếu bệnh nhân tái mắc. Nếu du khách chưa bị sốt xuất huyết trước đó,tiêm vaccine Qdenga "hầu như không có tác dụng bảo vệ".
Nicky khuyên du khách chưa từng bị sốt xuất huyết nên hoãn tiêm vaccine này. Thay vào đó,mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa đã nói phía trên để tránh bị muỗi đốt.
Với những người đã mắc sốt xuất huyết,tiêm Qdenga là một gợi ý. Du khách Anh Chris Dwyer từng đến Malaysia du lịch năm 2014 và mắc sốt xuất huyết. Anh vẫn còn nhớ cảm giác bị đau khớp,cơ thể mệt mỏi,sốt và phải nhập viện truyền dịch. Dwyer hồi phục sau đó nhưng không muốn trải qua đau đớn đó lần hai và đang nghĩ đến tiêm Qdenga vì anh thường xuyên đến châu Á.
Tiêm vaccine sốt rét trước khi đến châu Phi cũng là điều các chuyên gia y tế khuyến cáo du khách. Người dân nhiều nước châu Phi hiện đã được tiêm vaccine sốt rét để giảm thiểu các ca nhiễm,tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ.
Anniina Sandberg,người sáng lập công ty du lịch Visit Natives đến từ Phần Lan,và đam mê khám phá các vùng xa xôi của Châu Phi 20 năm,có kinh nghiệm trong phòng chống sốt rét khi đi du lịch. Hiện tại,ngoài mang theo các loại thuốc chống,Sandberg mang theo cả màn để tránh muỗi đốt khi đến châu Phi.
Khi còn là sinh viên,cô từng đến Tanzania và nhiễm thương hàn. Ban đầu,Sandberg nghĩ mình bị sốt rét và điều trị theo phác đồ của bệnh này. Tuy nhiên,tình trạng của cô ngày một xấu đi. Sau đó,cô được phát hiện không chỉ sốt rét mà còn bị sốt thương hàn - bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường gặp ở các nơi có điều kiện vệ sinh kém,hạn chế tiếp cận nguồn nước sạch.
Hành khách đi ngang qua tấm băng rôn thông báo về bệnh đậu mùa khỉ (MPOX) tại Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở Tangerang,Indonesia ngày 26/8. Ảnh: AFP
Do đó,tiêm vaccine thương hàn cùng các liều nhắc lại cũng là một trong những khuyến cáo mà Sandberg muốn chia sẻ với du khách khác.
"Dù thận trọng đến mấy,bạn vẫn không bao giờ có thể loại bỏ mọi rủi ro về sức khỏe khi đi du lịch",Sandberg nói.
Sandberg cũng suýt mắc bệnh dại. Vài năm trước,khi đến thăm bộ tộc Datoga ở Tanzania,nơi người dân quanh năm chăn nuôi cừu trên thảo nguyên,cô phát hiện một con cừu đang bị ốm. Dù cố gắng tránh con vật càng xa càng tốt nhưng lúc không để ý,con cừu đã đến liếm vết thương ở cổ chân của Sandberg. Vì nơi cô đang đi du lịch cách bệnh viện rất xa,đi lại khó khăn,nữ du khách bay vội về quê nhà Helsinki để tiêm vaccine phòng dại.
Bác sĩ Nicky Longley cũng khuyên du khách nên tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt nếu phát hiện có nguy cơ bị lây nhiễm. Thời gian phát triển bệnh dại phụ thuộc vào vị trí vết thương bị nhiễm trùng. Tùy từng trường hợp,virus bệnh dại cần vài tuần hoặc vài tháng để xâm nhập vào hệ thần kinh,tủy sống và não. "Khi đã bị xâm nhập,bệnh nhân không còn hy vọng sống sót",bác sĩ Nicky nói.
Điều trị sau phơi nhiễm thành công cũng là một cuộc chạy đua với thời gian. Nhiều trường hợp du khách chọn cách điều trị tại bệnh viện địa phương nơi đến du lịch,thay vì bay về nhà và sau đó phát hiện họ đã không được tiêm vaccine đúng loại.
Bác sĩ Nicky cũng cảnh báo tiêm vaccine ngừa dại "vô cùng quan trọng" vì bệnh này khá phổ biến khi hiện diện ở 150 quốc gia,vùng lãnh thổ.
Viêm não do ve gây ra (TBE) cũng là căn bệnh mà các chuyên gia y tế khuyến cáo du khách cân nhắc tiêm trước khi đi du lịch tới các vùng nhiệt đới. Nicky khuyến cáo thêm nên tiêm vaccine TBE trước khi đi đến nhiều quốc gia Trung Âu,đặc biệt nếu hành trình của du khách gồm đi bộ đường dài,cắm trại.
TBE không phải bệnh dại,nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp,bệnh nhân có thể bị tàn tật,tử vong. Nếu chuyến du lịch dẫn bạn đến những nơi có khả năng thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại ve,tiêm vaccine phòng căn bệnh này "rất đáng giá",theo Nicky.
Một số loại vaccine khác cũng được CDC Mỹ khuyến nghị nên tiêm cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi là viêm gan A,sởi,Covid-19,quai bị và rubella. Ngoài ra,mọi người có thể cân nhắc tiêm thêm các loại vaccine như uốn ván,bạch hầu.
Với người trưởng thành,du khách nên lưu giữ hồ sơ tiêm chủng cá nhân và thời điểm tiêm nhắc lại. Khi lên kế hoạch cho chuyến đi,du khách nên tham khảo thông báo của CDC các nước để đảm bảo đã tiêm đủ các loại vaccine được khuyến cáo.
Anh Minh (Theo CNN)