Tin tức du lịch

Có tiền nhưng không thể 'thoát nghèo', nỗi khổ của nhiều người xa quê

Aug 22, 2024 IDOPRESS
Thấy tội lỗi khi ở trên phố ăn ngon, mặc đẹp là cảm giác của nhiều người.

"Cảm thấy 'tội lỗi' khi mình xênh xang mà cha mẹ,anh em,cháu còn khổ là tâm trạng của nhiều người chứ không phải mỗi mình tác giả Q.K.

Tôi thấy người như tác giả nhiều lắm,nhất là những người xa quê,làm việc quần quật,dành dụm từng cắc đưa về quê để 'bao sân,chu cấp'. Bản thân mình và vợ con thì sống rất tằn tiện,khắt khe.

Tới chừng thấy đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình không tạo được động lực làm việc,thúc đẩy con cháu học hành mà nuôi ra một đám người ăn bám,ích kỷ,nhỏ nhen,hưởng thụ thì lại than sao mình xui,bất hạnh mà không thấy chính mình mới là căn nguyên.

Không chỉ có gia đình tôi,mà hai người bạn,một ở Mỹ,một ở Thái Lan cũng vậy. Có chứng kiến cảnh bạn bè đầu tắt mặt tối ở xứ người mới thấy không nỡ kể tình trạng gia đình họ 'sung sướng,xênh xang' ở quê hương thế nào,con cháu không lo học toàn ăn chơi,đổ đốn.

Giúp người khó lắm,không phải dựa vào tiền là làm được. Giúp để cho người ta tốt hơn lên thì ngoài tiền còn phải dùng đầu óc nữa,không dễ như mọi người hay nghĩ đâu.

>> Tôi sống kiểu 'quê mùa' dù có nhà,xe hơi

Tôi nghĩ đây là một dạng bệnh tâm lý do ám ảnh tuổi thơ. 'Thoát nghèo' không dễ chút nào vì chữ 'nghèo' in luôn vào ký ức,ước mơ,cuộc sống,tâm trí... Đến nỗi,dù tiền rủng rỉnh vẫn nơm nớp lo đói,lo rách,lo đau ốm,lo tùm lum thứ để rồi tự mình làm 'nghèo' luôn niềm vui đơn giản hàng ngày,hưởng thụ cuộc sống bình thường và quan tâm sức khỏe.

Tôi từng tưởng có tiền là hết nghèo,nhưng có trải qua mới thấy không phải vậy. Nhớ câu chuyện ông lão hà tiện chết trên một đống tiền vàng mới thấy ngụ ngôn ngày xưa chưa chắc đã là không có thực,chưa chắc đã là nói quá".

Độc giả nickname Plutino bình luận như trên,sau bài viết Thu nhập 37 triệu nhưng tôi không dám ăn bún bò 35.000 đồng vì ám ảnh nghèo. Độc giả này phân tích,nhận định rằng "cảm giác tội lỗi" của những người xa quê khi mình sống khá giả,còn gia đình ở quê gặp khó khăn.

Họ thường làm việc cật lực,gửi tiền về hỗ trợ,nhưng đôi khi sự giúp đỡ không tạo động lực mà lại nuôi dưỡng sự ỷ lại,ích kỷ.

Tâm lý này bắt nguồn từ những ám ảnh tuổi thơ về cái nghèo,khiến họ luôn lo lắng và không thể tận hưởng cuộc sống,ngay cả khi đã có điều kiện tốt hơn.

*Bạn có đồng ý với quan điểm này?