Thông tin được đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR - chủ đầu tư) cho biết ngày 9/8,sau thời gian dài các bên gặp vướng mắc trong cách thức bàn giao hệ thống thiết bị để đào tạo nhân sự vận hành Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Hitachi là nhà thầu cung cấp thiết bị cơ điện,đầu máy toa xe,đường ray,bảo dưỡng ở dự án Metro số 1. Lâu nay,hệ thống thiết bị và các đoàn tàu nhập về TP HCM do nhà thầu quản lý,chưa bàn giao cho liên danh tư vấn chung NJPT - trong vai trò đại diện chủ đầu tư để phục vụ đào tạo nhân sự vận hành tuyến.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường (áo trắng) cùng lãnh đạo MAUR,nhà thầu kiểm tra công tác bàn giao thiết bị ở dự án. Ảnh: MAUR
Theo chủ đầu tư,nhà thầu đang bắt đầu bàn giao 11 hệ thống cho liên danh NJPT,gồm: đoàn tàu,thẻ vé,hệ thống thông tin,tín hiệu,biển báo hiệu. Ngoài ra còn các hệ thống: cung cấp nguồn điện; cấp điện trên cao; hệ thống thiết bị ở Depot,nhà xưởng; kiểm soát giám sát và thu thập dữ liệu; hệ thống cửa chắn ke ga.
"Đây là mốc quan trọng khi nhân sự vận hành tuyến metro sẽ trực tiếp được học thực hành trên các trang thiết bị của dự án sau thời gian dài đào tạo lý thuyết",đại diện MAUR nói.
Để vận hành Metro số 1 cần hơn 700 người,trong đó gần 400 nhân sự thuộc các bộ phận lái tàu,nhân viên nhà ga,kỹ thuật viên điều độ... Tuy nhiên,do vướng mắc về cách thức bàn giao hệ thống thiết bị giữa nhà thầu Hitachi và tư vấn NJPT nên việc đào tạo thực hành cho các học viên bị chậm so với kế hoạch. Hồi tháng 7,Hitachi chỉ mới bàn giao trước một số hệ thống,thiết bị như mô phòng lái tàu để các nhân viên thực hành mà chưa được đào tạo trực tiếp trên tàu.
Các đoàn tàu Metro số 1 ở Depot Long Bình,TP Thủ Đức. Ảnh: Quỳnh Trần
Theo MAUR,sau khi các hệ thống được nhà thầu bàn giao,quá trình đào tạo thực hành cho nhân sự vận hành metro sẽ xong trong tháng 9 tới. Hai tháng sau đó,những nhân viên này trực tiếp tham gia công đoạn vận hành thử (Trial-Run),phục vụ công tác nghiệm thu cùng đánh giá an toàn hệ thống.
Metro Bến Thành - Suối Tiên là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP HCM,tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng,dài gần 20 km,kết nối trung tâm thành phố về cửa ngõ phía Đông. Toàn tuyến có 11 ga trên cao và 3 ga ngầm. Sau 12 năm khởi công,nhiều lần gia hạn hoàn thành,thành phố đặt mục tiêu khai thác thương mại tuyến vào cuối năm nay.
Ngoài công tác đào tạo nhân sự vận hành,hiện dự án cũng còn vướng mắc liên quan khiếu nại phát sinh. MAUR cùng các đơn vị liên quan đang đẩy nhanh thủ tục thành lập Ban xử lý tranh chấp (DAB) để nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành toàn bộ dự án.
Gia Minh