Tin tức du lịch

Bị đái tháo đường có được uống nước dừa?

Jul 31, 2024 IDOPRESS
Tôi mắc bệnh đái tháo đường type 2, uống nước dừa tươi hàng ngày có tốt không, có làm tăng đường huyết không, cần lưu ý gì? (Như Hồ, TP HCM)

Trả lời:

100 ml nước dừa tươi có thể chứa 4,8 g glucid (chất bột đường) trở lên. Tùy từng giống dừa,điều kiện thổ nhưỡng,hàm lượng đường sẽ khác nhau.

Bạn mắc bệnh đái tháo đường có thể uống nước dừa tươi mỗi ngày. Tuy nhiên mỗi lần bạn chỉ nên uống lượng ít. Mức gợi ý khoảng 200 ml nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nội tiết hoặc dinh dưỡng vì tùy loại dừa và cơ địa,mức độ đường huyết của mỗi người khác nhau. Không thêm đường hoặc dùng thêm thực phẩm ngọt khác vào thực đơn. Uống quá nhiều nước dừa cùng lúc có thể khiến chỉ số đường huyết tăng cao,nguy cơ tăng nặng đái tháo đường hoặc biến chứng.

Nếu bạn sử dụng đồ uống với hàm lượng vừa phải,đúng cách và kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học có thể mang đến lợi ích sức khỏe. Nước dừa chứa hàm lượng khoáng chất kali,magie,mangan,vitamin C và axit amin L-arginine có khả năng làm tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin,góp phần kiểm soát lượng đường trong máu.

Khoáng chất kali và các enzyme hoạt tính sinh học cao trong đồ uống này còn thúc đẩy cải thiện tiêu hóa,tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể,giúp cơ bắp đốt cháy nhiều calo hơn. Nhờ đó,người bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát cân nặng,giảm nguy cơ béo phì khiến bệnh tăng nặng.

Khoảng 95% trong nước dừa là nước và các chất điện giải,hỗ trợ bù nước,tăng đào thải glucose dư thừa qua nước tiểu. Đồ uống này góp phần ngăn ngừa hoặc trì hoãn tình trạng tăng đường huyết quá mức,các biến chứng kèm theo.

Để kiểm soát đái tháo đường,bạn cần uống thuốc theo toa và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị,thường xuyên kiểm soát đường huyết. Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày,tuân thủ chế độ ăn kiêng và kiểm soát cân nặng hợp lý.

Bạn có thể đo thành phần cơ thể bằng máy InBody 770,xét nghiệm vi chất chuyên sâu bằng máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC để biết cơ thể đang thiếu hoặc thừa chất nào. Từ đó,bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống phù hợp nhằm quản lý tốt đường huyết và cân nặng.

Bác sĩ Trần Thị Trà Phương


Khoa Dinh dưỡng Tiết chế


Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp