Nếu đạt được kết quả này,Việt Nam có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á năm 2024,vị trí thuộc về Malaysia và Philippines trong 2022 và 2023,theo HSBC.
Sau kết quả tăng trưởng kinh tế quý II và nửa đầu năm tốt,Chính phủ đã cập nhật kịch bản,phấn đấu tăng trưởng năm nay đến 7%,cao hơn mục tiêu quốc hội giao là 6-6,5%. Hiện nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay đạt 6%,bao gồm IMF,ADB,UOB và Standard Chartered. Trong khi,World Bank đưa ra mức thận trọng 5,5%.
Cơ sở để HSBC nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam là nền kinh tế đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi lan rộng trong nửa đầu năm. GDP quý II vọt lên 6,9%,mức cao nhất trong hai năm qua và vượt xa mức kỳ vọng của thị trường là 6%.
Lĩnh vực gây ngạc nhiên nhất là sản xuất,tăng trưởng 10% so với cùng kỳ 2023,kéo theo xuất khẩu quý II tăng 15%. Tâm lý các nhà sản xuất cũng tốt lên rõ nét,với chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 6 tăng mạnh lên 54,7 điểm,cao nhất hai năm qua. Theo HSBC,điều đáng khích lệ là tình hình việc làm và đơn hàng xuất khẩu mới tăng cao những tháng gần đây,là "bảo chứng" cho triển vọng tốt hơn của lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam.
Trong nước,tăng trưởng doanh thu bán lẻ chưa lấy lại phong độ trước đại dịch nhưng các dịch vụ liên quan đến du lịch tiếp tục duy trì đà tích cực. Quốc hội mới đây đã đồng ý kéo dài thời gian giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đến hết năm,đồng thời giảm một số loại phí đối với một số ngành.
Động thái được đánh giá là sẽ phần nào giúp nâng đỡ cho kinh tế nội địa. Song song đó,lạm phát có khả năng đã đạt đỉnh vào tháng 6 và giảm trong thời gian còn lại của năm,nếu nguồn cung thịt lợn không có đột biến vì dịch bệnh.
Dù vậy,HSBC khuyến nghị tiếp tục theo dõi chặt chẽ mức độ ổn định trong phục hồi thương mại quốc tế và khả năng lan tỏa của nó sang các lĩnh vực kinh tế trong nước. Nhà băng đồng thời giữ nguyên quan điểm về việc Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì lãi suất chính sách ổn định ở 4,5% trong năm nay bất chấp những quan ngại chưa dứt về ngoại hối.
Viễn Thông