"Bệnh lao vẫn khiến nhiều người tử vong là một thực tế thật đáng buồn. Bởi chúng ta có đủ công cụ để phòng ngừa,phát hiện và điều trị bệnh",tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus,Tổng giám đốc WHO,phát biểu ngày 30/10.
Số ca nhiễm tăng cao khiến lao trở thành bệnh truyền nhiễm chết chóc nhất trong năm 2023,vượt qua Covid-19,với 1,25 triệu người qua đời. Do lao có thể mất nhiều năm mới gây tử vong,các nhà khoa học chưa thể ước tính tác động thực sự của mầm bệnh. WHO cho rằng con số mắc bệnh thực tế có thể lên tới 10,8 triệu người.
Nghiên cứu của cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cũng nhấn mạnh vào mức độ không đồng đều trong cuộc chiến chống lại bệnh lao. Cụ thể,hơn một nửa số ca ghi nhận tập trung ở 5 nước,gồm Ấn Độ,Indonesia,Trung Quốc,Philippines và Pakistan. Khoảng 55% người mắc bệnh lao là nam giới,33% là phụ nữ và 12% là trẻ em và thanh thiếu niên.
Những nguyên nhân chính khiến bệnh lao tăng là rượu,tiểu đường,thuốc lá,suy dinh dưỡng và nhiễm HIV.
Ảnh hiển vi điện tử vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (màu đỏ) gây bệnh lao. Ảnh: NIAID
Lao thường xuất hiện ở phổi,nhưng có thể xâm nhập vào các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh lây qua dịch bắn khi ho hoặc hắt hơi của người nhiễm. Một số nghiên cứu phát hiện lao cũng có thể lây lan thụ động qua hơi thở bệnh nhân,ngay cả khi họ không có triệu chứng.
Các biểu hiện ban đầu bao gồm ho,sốt,đổ mồ hôi đêm và sụt cân. Nhiễm lao nặng có thể gây tử vong,bởi vi khuẩn phá hủy các cơ quan từ bên trong,khiến chúng chảy máu và chứa dịch. Lao đặc biệt nguy hiểm đối với những người suy giảm miễn dịch,chẳng hạn người đang hóa trị,trẻ nhỏ và người già.
Việt Nam ghi nhận hơn 106.000 ca mắc lao năm 2023,11.000 người tử vong do bệnh này,nhiều gấp đôi so với số tử vong do tai nạn giao thông. Số ca lao năm 2023 tăng 2,2% so với 2022 và tăng 34% so với 2021 - năm chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19. Gần 4.000 bệnh nhân bị lao đa kháng thuốc,cao hơn ba năm trước đó. Số bệnh nhân lao được phát hiện,đưa vào điều trị chỉ chiếm khoảng 60%.
Nước ta hiện đứng thứ 11/30 nước có số người bệnh lao cao nhất toàn cầu,đứng thứ nhất về tình trạng bệnh lao kháng đa thuốc. Việt Nam đang tập trung nguồn lực để mở rộng các xét nghiệm phân tử nhanh chẩn đoán lao,từ đó giúp phát hiện sớm các ca bệnh ẩn trong cộng đồng.
Thục Linh (Theo WHO)