Theo báo cáo tài chính quý II,LPBank thu về hơn 3.600 tỷ đồng từ thu nhập lãi thuần,tăng hơn 48% so với quý II/2023. Đứng thứ hai trong cấu trúc doanh thu hoạt động của ngân hàng là các khoản từ dịch vụ,đạt hơn 860 tỷ đồng,gấp 3,5 lần so với cùng kỳ. Kinh doanh ngoại hối,mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Doanh thu tăng nhưng chi phí hoạt động giảm hơn 15%,giúp LPBank lãi thuần từ hoạt động kinh doanh hơn gấp đôi cùng kỳ,đạt gần 3.600 tỷ. Lãi ròng quý II đạt hơn 2.400 tỷ đồng,so với mức hơn 700 tỷ cùng kỳ năm trước.
Lũy kế nửa đầu năm,thu nhập lãi thuần và dịch vụ là hai cấu phần chính đóng góp vào tăng trưởng của nhà băng này,lần lượt đạt 7.100 tỷ và 1.685 tỷ đồng. Cùng với việc giảm chi phí hoạt động,ngân hàng lãi trước thuế tăng hơn gấp đôi,lên 4.700 tỷ.
Động lực tăng trưởng của LPBank đến từ tốc độ mở rộng cho vay. Đến cuối quý II,ngân hàng này cho vay khách hàng trên 317.000 tỷ đồng,tăng hơn 15% so với đầu năm. Nhà băng này đã ký các hợp đồng tín dụng quy mô 5.000 tỷ đồng với Hưng Thịnh và Hoàng Anh Gia Lai.
LPBank,tên cũ là Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt,đã thông qua kế hoạch đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam tại phiên họp thường niên và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận từ giữa tháng 7. Trước đó,ngân hàng này đã đổi nhận diện thương hiệu,sau khi Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) có kế hoạch thoái vốn.
Những thay đổi diễn ra sau khi ông Nguyễn Đức Thụy lên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông Thụy được bầu vào HĐQT LPBank từ cuối tháng 4/2021 và làm Phó chủ tịch ngân hàng khoảng một tuần sau đó. Cuối năm 2022,ông được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT. Năm nay,nhà băng này đặt mục tiêu lãi trước thuế 10.500 tỷ đồng,tăng gần 50% so với thực hiện năm 2023. Tổng tài sản đến cuối năm dự kiến đạt hơn 420.000 tỷ.
Minh Sơn