Những năm qua,Ngôn ngữ Hàn Quốc được xem là ngành "hot" ở nhiều đại học. Hai trường có quy mô đào tạo ngôn ngữ lớn nhất miền Bắc là Đại học Ngoại ngữ,Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) và Đại học Hà Nội (HANU),năm nay tuyển lần lượt 175 và 250 sinh viên ngành này,tăng khoảng 100 so với năm trước.
Tại Đại học Hà Nội,từ 2021 đến 2023,Ngôn ngữ Hàn Quốc là ngành lấy điểm cao nhất trường. Thí sinh phải đạt trung bình từ 9 điểm một môn trở lên mới đỗ.
Đây cũng là mức thí sinh cần đạt để trúng tuyển ngành này ở ULIS,nằm trong top 2 về điểm chuẩn vào trường.
TS Phạm Thị Ngọc,Trưởng khoa tiếng Hàn Quốc,trường Đại học Hà Nội,lý giải ngành này được yêu thích vì giới trẻ Việt Nam ưu chuộng làn sóng Hàn Quốc Hallyu,phim ảnh,K-pop,thời trang,ẩm thực...
Hơn nữa,mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đang phát triển,theo TS Trần Thị Hường,Trưởng khoa Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc,trường Đại học Ngoại ngữ. Hàn Quốc đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam,với số vốn đăng ký lũy kế gần 80 tỷ USD.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và phu nhân giao lưu với sinh viên khoa tiếng Hàn,trường Đại học Ngoại ngữ,trong chuyến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 6/2023. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc
Hiện khoảng 9.000 công ty Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam,trong đó nhiều tên tuổi lớn như Samsung,LG,Hyosung,Hanwha,Huyndai,CJ và Lotte... Do đó,các chuyên gia nhìn nhận nhu cầu nhân lực biết tiếng Hàn cũng tăng và đa dạng.
"Trước đây,nhân sự thông thạo tiếng Hàn chủ yếu được tuyển vào các nhà máy sản xuất. Nhưng hiện họ được coi là những ứng viên có trình độ cao trong nhiều lĩnh vực,bao gồm dịch vụ,công nghệ thông tin và giáo dục",cô Hường nói. "Trong 5 năm tới,đây vẫn là ngành học hấp dẫn giới trẻ Việt".
Chương trình học
Tại trường Đại học Ngoại ngữ,chương trình ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc gồm 132 tín chỉ. Sinh viên tập trung học tiếng Hàn trong hai năm đầu,từ năm thứ ba sẽ chọn chuyên ngành cụ thể như Biên phiên dịch,Ngôn ngữ và văn hóa hay Hàn Quốc học. Người học cũng được cung cấp kiến thức cơ bản về văn hóa xã hội,bồi dưỡng những kỹ năng mềm cần thiết.
Trường xét tuyển bằng 4 tổ hợp,gồm D01 (Toán,Ngữ văn,Tiếng Anh),D78 (Ngữ văn,Tiếng Anh,Khoa học Xã hội),D90 (Toán,Khoa học Tự nhiên) và DD2 (Ngữ văn,Toán,Tiếng Hàn).
Tại trường Đại học Hà Nội,chương trình gồm 150 tín chỉ. Ngoài đại cương,sinh viên được học kiến thức cơ sở và chuyên ngành như: Thực hành 4 kỹ năng; Lý thuyết tiếng,Văn hóa,Văn học,Biên-phiên dịch... Tổ hợp dùng để xét tuyển ngành này là D01 và DD2.
Ngoài ra,cả hai trường đưa sinh viên đến thực tập ở các doanh nghiệp của Hàn Quốc ở Việt Nam như Samsung,Daewoo,Lotte... Học viên được giao lưu với sinh viên và giảng viên hay đi trao đổi ở nhiều trường của nước bạn.
Học phí
Trường Đại học Ngoại ngữ cho biết dự kiến thu học phí 38 triệu đồng một năm (không thay đổi trong toàn khóa học).
Tại trường Đại học Hà Nội,học phí ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc là 720.000 đồng một tín chỉ,tức 27 triệu đồng một năm. Mức thu có thể được điều chỉnh vào các năm sau,song không quá 15% mỗi năm.
Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
Theo hai giảng viên,cử nhân ngành Ngôn ngữ Hàn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc,như: Biên phiên dịch viên,biên tập viên; thư ký văn phòng/trợ lý đối ngoại; hướng dẫn viên du lịch; nghiên cứu viên/giảng viên đại học,giáo viên phổ thông...
TS Ngọc nhìn nhận tư duy và định hướng nghề nghiệp của giới trẻ khác với trước đây. Người trẻ có xu hướng làm công việc yêu thích,có thu nhập cao thay vì tính ổn định.
"Nhiều bạn tốt nghiệp ra trường dẫn tour du lịch hay phiên dịch rất thành đạt,hỗ trợ được gia đình và bản thân có cuộc sống dư giả",cô Ngọc nói.
TS Phạm Thị Ngọc,Trưởng khoa tiếng Hàn Quốc của trường Đại học Hà Nội. Ảnh: HANU
Mức lương
Mức lương trung bình của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ sau tốt nghiệp khoảng 12-15 triệu đồng một tháng.
Ở trường Đại học Hà Nội,mức phổ biến là 12 triệu đồng,theo khảo sát năm 2022. Trường cho biết,91% sinh viên tìm được việc làm sau một năm tốt nghiệp,trong đó gần 62% làm việc ở khu vực có yếu tố nước ngoài.
Theo TS Ngọc,nhu cầu nhân lực tiếng Hàn hiện nay vẫn cao. Nhiều công ty,nhà máy ở khu công nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân sự tiếng Hàn. Một phần là do sinh viên có xu hướng ở lại Hà Nội,cơ hội việc làm nhiều.
Cô Ngọc cho biết đa số doanh nghiệp đưa ra yêu cầu về chứng chỉ năng lực tiếng Hàn (TOPIK,gồm 6 bậc). Nhân viên có chứng chỉ TOPIK cao cấp 5,6 sẽ được hỗ trợ thêm 5-6 triệu đồng một tháng ngoài lương,so với người chưa có.
Tuy nhiên,cô Ngọc khuyên sinh viên học thêm những kỹ năng khác để đáp ứng các vị trí việc làm như nhân sự,hành chính,xuất nhập khẩu,băng chuyền sản xuất...
Bình Minh