Tác phẩm do ba tác giả - là những nhà nghiên cứu Phật học - chấp bút,gồm Paul Williams,Anthony Tribe và Alexander Wynne. Giữa tháng 7,bản tiếng Việt phát hành trong nước,do sư cô Diệu Như chuyển ngữ,sư cô Tuệ Thảo,Như Hiếu và Thượng tọa Thiện Chánh hiệu đính.
Bìa "Tư tưởng Phật giáo",440 trang. Ảnh: Omega+
Tác phẩm gồm bảy chương về giáo lý của Đức Phật,tư tưởng,bản chất và nguồn gốc của Phật giáo Đại thừa,một số trường phái tư tưởng Phật giáo chính thống,triết lý Đại Thừa,Đức Phật trong Phật giáo Đại thừa và Mật tông/ Kim cương thừa ở Ấn Độ.
Theo tác giả Paul Williams,sách là bản hiệu đính hoàn chỉnh của ấn bản đầu tiên xuất bản năm 2000,trình bày khảo sát về tư tưởng Phật giáo,với nội dung về Phật giáo Ấn Độ căn bản,sơ khai và chính thống. Đồng thời,sách cung cấp góc nhìn của một số khuynh hướng triết lý và chủ đề về Phật giáo Mật tông.
Tác phẩm mở ra triết lý và đặc điểm cơ bản của Phật giáo,có thể giúp người đọc hiểu về các khái niệm cốt lõi của tư tưởng Phật giáo Ấn Độ cổ điển,từ thời Đức Phật đến thời kỳ hiện đại cùng những tranh luận đa chiều. Tác giả tập trung thảo luận về tư tưởng,triết lý Phật giáo Đại thừa cùng các trường phái tư tưởng chính thống qua góc nhìn mang tính mô tả,phân tích,so sánh,đối chiếu.
Tư tưởng xuyên suốt cuốn sách là cách phân biệt vẻ bề ngoài của vạn vật và bản chất thực của chúng. Theo sách,bản chất của mọi thứ sẽ được thấu tỏ dưới con mắt của các Phật - những vị đã giác ngộ,đã thức tỉnh để nhìn thấu sự thật. Phật giáo là tôn giáo quan tâm sâu sắc đến các vấn đề bản thể luận (tức là những gì thực sự hiện hữu). Về cơ bản,đây là những vấn đề triết học.
Sự am hiểu về triết học Phật giáo có ý nghĩa mang tính chuyển hóa về tâm linh và đạo đức. Mặt khác,có những lĩnh vực thuộc tư tưởng Phật giáo được đề cập tương đối khiêm tốn hoặc không đề cập trong sách. Chẳng hạn,cuốn sách không bàn luận nhiều về đạo đức Phật giáo.
Tác giả thể hiện mối quan tâm cũng như khó khăn của những người học về Phật giáo,muốn có nền tảng học thuật phù hợp và đúng đắn về giáo lý. Việc sử dụng các thuật ngữ chuyên môn trong các ngôn ngữ châu Á được hạn chế. Khi cần thiết,phiên bản tiếng Phạn và tiếng Pāli của các thuật ngữ được giải nghĩa để độc giả nắm bắt. Phần tài liệu tham khảo được liệt kê chi tiết,mục đích giúp người học tra cứu thông tin. Trong đó,các chuyên gia cung cấp các nguồn tài liệu gốc bằng tiếng Ấn để thuận tiện đối chiếu bản dịch khác.
Bản tiếng Anh "Buddhist Thought: A Complete Introduction to the Indian Tradition",xuất bản lần đầu năm 2000,tái bản có chỉnh sửa năm 2011. Ảnh: Routledge
Theo Goodreads,nhà Ấn Độ học Richard Gombrich đánh giá sách phân tích sâu sắc về triết học Ấn Độ và Phật giáo. Sách nằm trong dự án về Phật học của nhà sư Thích Pháp Cần,tuyển chọn và dịch các tác phẩm hàn lâm có tính cập nhật từ các nhà nghiên cứu Phật học. Theo những người thực hiện,chương trình mong muốn truyền tải kiến thức đến bạn đọc,góp phần xây dựng nền tảng tri thức học thuật Phật giáo trong nước.
Nhà sư Thích Pháp Cẩn nói biết đến tác phẩm khi học môn Triết học Phật giáo tại Florida (Mỹ) năm 2017. "Trong quá trình học,chúng tôi đã được giới thiệu để sử dụng làm giáo trình chính cùng một số tài liệu khác. Tư tưởng Phật giáo dành cho những người nghiên cứu lẫn bạn đọc đại chúng. Chúng tôi kỳ vọng sách cung cấp kiến thức nền tảng về Phật học",nhà sư nói.
Tác giả Paul Williams. Ảnh: Oral History of Tibetan Studies
Paul Williams,74 tuổi,là giáo sư danh dự về Triết học Ấn Độ và Tây Tạng tại Đại học Bristol. Trước khi nghỉ hưu năm 2011,ông là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo của Đại học Bristol và là cựu chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Phật giáo Vương quốc Anh. Ông từng xuất bản cuốn Mahāyāna Buddhism: The Doctrinal Foundation (Phật giáo Đại thừa: Những giáo lý căn bản,1989). Anthony Tribe là chuyên gia về Phật giáo Mật tông Ấn Độ,từng giảng dạy trong chương trình nghiên cứu châu Á tại Đại học Montana (Mỹ). Còn Alexander Wynne là trợ lý giám đốc Dự án Dhammachai Tipiṭaka ở chùa Wat Phra Dhammakāya (Thái Lan).
Quế Chi