Nada Hafez,26 tuổi,đánh bại kiếm thủ Mỹ Elizabeth Tartakovsky – thứ 10 thế giới – với tỷ số 15-13. Dù sau đó thua Jeon Ha-young (Hàn Quốc) 7-15 ở vòng 1/8,kiếm thủ Ai Cập vẫn cảm thấy tự hào về thành tích cá nhân,nhất là khi thi đấu trong lúc mang thai.
"Sàn đấu có hai VĐV,nhưng thật ra là ba",Hafez viết trên Instagram. "Đó là đối thủ,tôi và đứa con bé bỏng sắp chào đời".
VĐV Nada Hafez xúc động khi giành chiến thắng ở vòng 1/16 kiếm chém cá nhân nữ Olympic Paris 2024. Ảnh: AFP
Hafez từng tham dự Olympic 2016 và 2020 nhưng đều dừng bước ở trận đầu tiên. Cô đến Paris 2024 với thành tích HC đồng cá nhân và HC vàng đồng đội tại giải vô địch đấu kiếm châu Phi.
VĐV sinh năm 1997 cho biết: "Niềm tự hào trong tôi tràn ngập khi giành được một suất vào vòng 1/8 ở kỳ Olympic đặc biệt này. Tôi đã ba lần dự Thế vận hội,nhưng lần này tôi mang theo một nhà vô địch OIympic nhỏ".
Hafez tiết lộ thông tin này nhằm chứng minh sức mạnh và sự kiên trì của phụ nữ Ai Cập. Cô cảm nhận quá trình mang thai rất khó khăn,việc đấu tranh để giữ cân bằng giữa cuộc sống và thể thao cũng rất vất vả nhưng xứng đáng. Bên cạnh đó,cô may mắn khi nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của chồng lẫn gia đình để tham dự Thế vận hội.
Nada Hafez (phải) thi đấu kiếm chém cá nhân nữ khi mang thai tháng thứ bảy. Ảnh: Reuters
Hafez là một trong 51 VĐV nữ,trong tổng số 148 VĐV Ai Cập tham dự Olympic 2024. Không tính bóng đá,đấu kiếm là môn đóng góp nhiều VĐV nhất cho Ai Cập,với chín nam và bảy nữ.
Tính đến 30/7,các nội dung cá nhân kiếm liễu,kiếm chém,kiếm ba cạnh đã kết thúc. Ai Cập giành một HC đồng của Mohamed El-Sayed,ở nội dung kiếm ba cạnh cá nhân nam.
Hong Kong hiện dẫn đầu bảng tổng sắp với hai HC vàng kiếm liễu nam và kiếm ba cạnh nữ. Xếp sau là chủ nhà Pháp với một HC vàng,ba HC bạc và Mỹ (1-1-1).
Nada Hafez kết hôn vào tháng 2/2023. Ảnh: Instagram/Nada_Hafez
Nữ kiếm thủ Ai Cập không phải phụ nữ đầu tiên tham gia các sự kiện thể thao đẳng cấp khi mang thai. Cựu siêu sao quần vợt Serena Williams từng vô địch Australia Mở rộng 2017 khi đang mang bầu hơn ba tháng. VĐV cưỡi ngựa Anky van Grunsven của Hà Lan giành HC vàng Olymcic 2004 khi có thai tháng thứ năm.
Xạ thủ Malaysia Nur Suryani Mohamed Taibi mang thai tháng thứ tám khi tham dự nội dung 10m súng trường hơi nữ ở London 2012. Cô từng cho biết phải tiêm thuốc để giúp em bé an thần,trong khi bản thân cảm thấy hơi khó thở và không thể ngắm mục tiêu lâu.
Các bác sĩ đồng ý phụ nữ mang thai nên vận động mức độ vừa phải,nhưng cảnh báo việc thi đấu đỉnh cao có thể làm tăng nguy cơ mất nước,tăng nhiệt hay hạ đường huyết của mẹ. Việc tham gia các hoạt động thể chất ở mức độ nhẹ đến trung bình không làm tăng nguy cơ sảy thai.
Giáo sư Y học Thể thao Jorunn Sundgot-Borgen,thuộc Trường Khoa học Thể thao Na Uy,cho biết một số VĐV bắn cung,bắn súng có thể không bị ảnh hưởng hiệu suất. Nhưng các môn đòi hỏi cường độ cao trong thời gian dài có thể gây căng thẳng cho thai nhi. Trong khi đó,các môn võ hay bóng đá không được khuyến khích sau khi mang thai ba tháng.
"Nhiều VĐV ưu tú duy trì tập luyện đến cuối tháng thứ sáu",Borgen nói với SCMP. "Nhưng rất ít VĐV ưu tú thi đấu cấp đội tuyển hoặc quốc tế sau tháng thứ năm thai kỳ".
Minh Khuê