Tin tức khách sạn

Ăn gạo lứt có khỏi bệnh đái tháo đường?

Jul 19, 2024 IDOPRESS
Tôi mắc bệnh đái tháo đường type 2, ăn hoàn toàn gạo lứt để giảm đường huyết, chữa hết bệnh được không, cần lưu ý gì? (Hà Văn, TP HCM)

Trả lời:

Tùy thuộc giống lúa và cách chế biến,chỉ số đường huyết (GI) của cơm gạo lứt dao động 42-55 (trung bình),cơm trắng (gạo tẻ) là 70-79,6 (cao). Người bệnh đái tháo đường có thể ăn cơm gạo lứt thay cơm trắng giúp làm chậm hoặc giảm tốc độ gia tăng đường huyết trong máu so với ăn cơm trắng.

Thông thường 100 g cơm gạo lứt có tải lượng đường huyết (GL) dao động 30,6 - 40,15. Còn 100 g cơm trắng có tải lượng đường huyết là 56. Trong khi tải lượng đường huyết ở mức 20 đã có thể khiến nồng độ glucose máu tăng. Trường hợp bữa ăn của bạn chỉ có cơm gạo lứt là nguồn cung cấp carbohydrate duy nhất thì bạn nên ăn ít hơn 49-65 g cơm gạo lứt trong mỗi bữa.

Hầu hết bữa ăn đều có nhiều nguồn cung cấp carbohydrate khác nhau. Để đảm bảo an toàn,bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nội tiết hoặc dinh dưỡng tiết chế về hàm lượng,loại gạo lứt phù hợp.

Ăn cơm gạo lứt thay cơm trắng với lượng phù hợp có thể giảm đường huyết. Tuy nhiên,đây không phải là cách thay thế hoàn toàn cho phương pháp điều trị bệnh. Người bệnh cần tái khám,dùng thuốc cũng như nhiều chỉ dẫn khác từ bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Gạo lứt giữ lại được lớp cám và mầm gạo bên ngoài vỏ hạt gạo,nên lượng chất xơ,vitamin,khoáng chất có trong gạo lứt thường cao hơn gạo tẻ. Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate,giúp người bệnh đái tháo đường giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.

Gạo lứt giàu magiê,giảm viêm,cải thiện chuyển hóa glucose ở gan và tăng độ nhạy của tế bào với insulin - loại hormone phát tín hiệu cho tế bào hấp thụ glucose từ máu. Tình trạng tế bào mất độ nhạy với insulin,còn gọi là kháng insulin là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2.

Gạo lứt có các chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoid,luteolin,apigenin,quercetin,isorhamnetin,kaempferol,myricetin,isovitexin,naringenin,hesperidin,rutin. Chúng hỗ trợ người bệnh đái tháo đường kiểm soát mức đường huyết thông qua nhiều cơ chế khác nhau,gồm ức chế quá trình phân hủy,tổng hợp glucose ở gan,ức chế enzyme chuyển hóa carbohydrate thành glucose ở ruột. Chúng kích hoạt các tín hiệu nhận biết insulin ở tế bào để dự phòng tình trạng kháng insulin,kích thích tuyến tụy tiết insulin để hạ đường huyết,góp phần bảo vệ tế bào beta tuyến tụy - cơ quan chính sản xuất insulin.

Người bệnh nên ăn cơm gạo lứt cân đối với các loại thực phẩm,đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học,đủ nhóm dưỡng chất chính gồm bột đường,chất béo,chất đạm,vitamin và khoáng chất. Cần lưu ý đến lượng carbohydrate đến từ thực phẩm khác ăn kèm cùng cơm,đảm bảo tải lượng đường huyết trong mỗi bữa không vượt quá 20.

Thường xuyên kiểm tra đường huyết,tái khám định kỳ,dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu có. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường,muối,chất béo bão hòa,thực phẩm tái,sống. Kiểm soát cân nặng,không để thừa cân,béo phì.

Người bệnh đái tháo đường nên đi khám dinh dưỡng,đo thành phần cơ thể và xét nghiệm vi chất để xác định cơ thể đang thiếu hay thừa dưỡng chất nào. Từ đó,bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống phù hợp với nhu cầu cơ thể.

Thạc sĩ,bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng


Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

Độc giả gửi câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp