Trưa 22/4,sau hơn một ngày xét hỏi,VKSND Hà Nội công bố bản luận tội và mức án đề nghị với 13 bị cáo trong vụ án vận chuyển trái phép 9.500 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Phương,46 tuổi,Giám đốc Công ty Cổ phần Vàng Phú Cường,bị VKSND đề nghị 6-7 năm tù về tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới và 8-9 năm về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng,hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng,tổng hợp hình phạt 14-16 năm.
Đinh Thị Diệu Thúy bị đề nghị 36-42 tháng tù về tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới và 2-3 năm tù do Làm giả tài liệu của cơ quan,tổ chức,tổng hợp từ 4 năm đến 5 năm 6 tháng.
8 người khác bị đề nghị 30 tháng đến 5 năm tù về tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Cùng vụ án,VKS đề nghị án 3-8 năm với 3 cựu cán bộ ngân hàng do Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng,hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
>> Mức án VKS đề nghị với 13 bị cáo
Đại diện VKSND Hà Nội tại tòa. Ảnh: Danh Lam
Về dân sự,VKS đề nghị tuyên buộc Phương và 3 cựu cán bộ ngân hàng phải khắc phục 33,8 tỷ đồng,là số tiền Agribank chi nhánh Tây Hồ thiệt hại từ việc Phương được các cựu cán bộ ngân hàng này cho vay sai,chưa trả hết nợ. Tại tòa,Phương đã nhận trách nhiệm và tình nguyện trả toàn bộ nghĩa vụ này,không buộc ba người còn lại liên đới. VKS ghi nhận điều này.
Cơ quan công tố đánh giá đây là vụ án đặc biệt lớn và nghiêm trọng,xâm phạm hoạt động quản lý ngân hàng. Cơ quan tố tụng sẽ xử lý nghiêm chủ mưu để răn đe song khoan hồng với người thành khẩn,không hưởng lợi.
Tại bản luận tội,VKS ghi nhận các bị cáo đều ăn năn; một số hợp tác tích cực,tự nguyện khắc phục một phần hậu quả. Một số bị cáo làm sai do cả nể,theo yêu cầu cấp trên mà không nghĩ hậu quả phải gánh chịu. Nhiều bị cáo còn trẻ,học vấn cao nhưng chưa nhiều kinh nghiệm với cuộc đời nên mắc sai lầm đáng tiếc.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Phương. Ảnh: Danh Lam
VKS cáo buộc,ông Phương lập 7 công ty trong nước và 3 công ty ở Hong Kong,nhờ người quen đứng tên. Để có tiền chuyển ra nước ngoài,Phương chỉ đạo nhân viên lập khống các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa giữa 10 doanh nghiệp; hợp đồng mua bán hàng hóa giữa 7 doanh nghiệp trong nước với nhau. Việc này nhằm hợp thức hồ sơ vay vốn ngân hàng,hồ sơ thanh toán quốc tế,chuyển tiền ra nước ngoài.
Từ đây,tiền chuyển ra nước ngoài qua 3 ngân hàng lớn trong nước rồi đổ vào tài khoản của 3 công ty ở Hong Kong thông qua các hợp đồng nhập khẩu khống. Tổng cộng,148 lượt tiền đã ra nước ngoài,hơn 214,1 triệu USD.
Để chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam,3 doanh nghiệp ở Hong Kong chuyển tiền về tài khoản cá nhân của vợ chồng Phương và công ty Phú Cường,sau đó rút ngoại tệ,quy đổi sang VNĐ trả nợ vay ngân hàng và việc cá nhân khác.
Tổng số tiền chuyển từ Việt Nam sang Hong Kong và ngược lại là 425,1 triệu USD (tương đương gần 9.500 tỷ đồng),theo cáo buộc.
VKS cáo buộc ông Phương có vai trò "chủ mưu,cầm đầu" trực tiếp thực hiện và chỉ đạo Thủy,Thúy phối hợp tính toán số tiền cần vay trong mỗi hợp đồng tín dụng,số tiền cần chuyển ra nước ngoài. Từ đó,nhóm bị cáo cân đối lập khống hồ sơ vay vốn,hồ sơ giải ngân,thanh toán quốc tế,chuyển tiền ra nước ngoài.
Sau khi trao đổi và thống nhất chủ trương vay vốn tại các ngân hàng,ông chủ Phương giao cho Thủy làm việc trực tiếp với cán bộ ngân hàng để làm hồ sơ vay vốn,giải ngân. Trên cơ sở làm việc với ngân hàng,Thủy trao đổi với Thúy về số tiền được giải ngân để lên phương án lập khống hồ sơ rồi chuyển tiền ra nước ngoài.
Nhà chức trách cho rằng để hợp thức hồ sơ nhập khẩu,Thúy còn làm giả hồ sơ hải quan nộp cho ngân hàng. Việc này nhằm giải ngân và thanh toán quốc tế với số tiền còn lại theo mỗi hợp đồng nhập khẩu,tạm nhập tái xuất.
Với các sai phạm liên quan 3 cựu cán bộ ngân hàng,theo VKS,ông Vũ Tiến Sơn khi làm giám đốc Agribank chi nhánh Tây Hồ biết rõ phương án vay vốn của nhóm Phương không khả thi,nội dung báo cáo thẩm định có nhiều sai sót nhưng vẫn đồng ý cấp tín dụng,giải ngân khi không có tài sản đảm bảo.
Hoàng Thị Mai Vân,cựu Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp - Agribank chi nhánh Tây Hồ,bị cáo buộc là người kiểm soát khoản vay nhưng đã thực hiện theo chỉ đạo của ông Sơn. Từ đó,bị cáo Vân không kiểm soát tính hợp pháp,hợp lệ,đầy đủ của hồ sơ vay vốn,giải ngân. Bà còn không kiểm soát nhiều yếu tố khác mà đã ký báo cáo đề xuất cấp tín dụng cho công ty của Phương.
Bị cáo Phạm Đức Mạnh,cựu cán bộ tín dụng,được giao thẩm định khoản vay song đã thực hiện chỉ đạo của cấp trên để không thu thập thông tin cần thiết về khách hàng,không rà soát để đánh giá tính đầy đủ,hợp pháp của hồ sơ vay vốn.
Tại tòa,các bị cáo hầu hết nhận hành vi,Phương nói do làm nhiều dự án,đi "đường chính" không vay được tiền nên phải làm khống hồ sơ vay tiền ngân hàng. Tiền quay vòng kinh doanh,đang trả nợ dần thì bị bắt giữ,truy tố,hiện hối hận vì để người thân liên lụy.
Các cấp dưới tại hệ sinh thái công ty của Phương thừa nhận làm việc dưới chỉ đạo của ông chủ,tuyệt đối tin tưởng. Họ không có chuyên môn,có người chỉ là nhân viên bảo vệ,bán vàng tại cửa hàng nhưng được Phương nhờ đứng tên làm Tổng giám đốc,giám đốc,kế toán dù hoàn toàn không có nghiệp vụ. Họ không biết các tài liệu mình ký là khống,không biết tiền đi đâu,làm gì. Tất cả chỉ nhằm "mượn tên" để ký các hợp đồng xuất nhập khẩu khống,phục vụ chuyển tiền nước ngoài.
Phương xác nhận những người này "không biết gì",chỉ làm vì tin tưởng mình,không được hưởng lợi.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Danh Lam
"Cuộc đời chưa thấy ai dùng cách đó để chuyển tiền trái phép"
Với các cán bộ tại Agribank chi nhánh Tây Hồ,Phương khai mỗi lần vay tiền nếu có vướng mắc khó khăn đều gọi điện nhờ ông Vũ Tiến Sơn (khi đó là giám đốc chi nhánh) do quen biết nhiều năm.
Tuy nhiên,bị cáo Sơn phủ nhận điều này,khai mình và Phương "không thân nhau đến mức gọi điện mà giải quyết ngay được",vì để được vay,doanh nghiệp phải có hồ sơ đủ điều kiện,"chuyện nhà nước không thể lẫn chuyện cá nhân".
10 năm làm quản lý,ông Sơn khẳng định tuân thủ chặt chẽ pháp luật,chỉ ký duyệt vay nếu hồ sơ cấp dưới trình lên đã đầy đủ,khách hàng đã trả hết nợ kỳ trước và còn dựa trên rất nhiều chỉ số xếp loại danh nghiệp khác.
Ông cho rằng phải hầu tòa là do "đặt niềm tin một cách quá đà vào hồ sơ do dưới trình".
Do doanh nghiệp của Phương từng ký rất nhiều hợp đồng vay và luôn trả nợ đúng hạn,ông Sơn phân trần đã "bị mất cảnh giác toàn phần,dù cả đời luôn cảnh giác". Theo ông,trước một cái doanh nghiệp đặc biệt tin tưởng như thế,không bao giờ xác định có người lại dùng cái cách đó để chuyển tiền ra nước ngoài.
"Trong nghề,tôi chưa bao giờ tưởng tượng ra việc đó",ông Sơn khai và cho rằng sai phạm của mình là sự thiếu trách nhiệm,không cố ý.
Trong bản luận tội,VKS giữ nguyên cáo buộc ông Sơn biết rõ các hồ sơ vay tiền không đạt điều kiện nhưng "vì nể nang" vẫn chấp nhận,ký duyệt.
Hoàng Thị Mai Vân,nguyên Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp - Agribank chi nhánh Tây Hồ,giải ngân. Bà còn không kiểm soát nhiều yếu tố khác mà đã ký báo cáo đề xuất cấp tín dụng cho công ty của Phương.
Theo cáo trạng,bị cáo Phạm Đức Mạnh,nguyên cán bộ tín dụng,hợp pháp của hồ sơ vay vốn.
Hành vi của ba bị cáo Sơn,Vân,Mạnh bị cáo buộc đã gây thiệt hại cho Agribank chi nhánh Tây Hồ hơn 42 tỷ đồng,trong đó nợ gốc 33,còn lại là lãi.
Phiên tòa đang tiếp tục tranh tụng.
Thanh Lam