Tin tức điểm đến

Cách phòng viêm màng não cho trẻ

Oct 29, 2024 IDOPRESS
Bệnh viêm màng não có thể gia tăng khi thời tiết thay đổi thất thường, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, sát khuẩn mũi họng, chủ động tiêm vaccine.

Bác sĩ Bạch Thị Chính,Giám đốc Y khoa,Hệ thống Tiêm chủng VNVC,cho biết như trên trong bối cảnh nhiều bệnh viện ghi nhận các ca viêm màng não do các loại virus,vi khuẩn.

Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận hai bé trai 7 tuổi và 10 tuổi ở Hà Nội mắc viêm màng não do Enterovirus. Trước đó,hai bé đều khỏe mạnh,sau đó xuất hiện các cơn đau đầu từng cơn,kèm theo nôn và sốt,cổ cứng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ghi nhận bé trai 6 tháng tuổi nhiễm vi khuẩn não mô cầu,nhập viện ngày 17/10. Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) đang điều trị cho ba trẻ bị viêm màng não,trong đó có một bé sơ sinh 46 ngày tuổi.

Bác sĩ Chính lý giải thời tiết thay đổi thất thường khi giao mùa,tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn,virus gây bệnh phát triển,đặc biệt là bệnh viêm màng não do virus. Thời tiết lạnh cũng khiến cơ thể suy giảm sức đề kháng,dẫn đến trẻ nhỏ dễ bị mầm bệnh tấn công.

Viêm màng não là tình trạng các loại virus,vi khuẩn,ký sinh trùng vượt qua hàng rào mạch máu não,xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương,gây viêm nhiễm các mô xung quanh não và tủy sống.

Trẻ vui chơi cùng gia đình tại VNVC sau khi tiêm vaccine phòng bệnh. Ảnh: Mộc Thảo

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nguy cơ cao hơn ở những người suy giảm miễn dịch và trẻ nhỏ. Các tác nhân gây viêm màng não có thể phát triển mạnh trong mùa mưa là Enterovirus,viêm não Nhật Bản,não mô cầu,phế cầu,cúm.

Các triệu chứng chính của viêm màng não có thể xuất hiện đột ngột bao gồm: sốt,ớn lạnh,đau đầu,cổ cứng,buồn nôn hoặc nôn,nhạy cảm với ánh sáng,chán ăn,mệt mỏi... Ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ,triệu chứng thường không đặc hiệu bao gồm: sốt,nôn,thóp phồng,bú kém,ngủ nhiều.

Theo bác sĩ Chính,mỗi loại viêm màng não có một nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng bệnh không điển hình,dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm,cúm. Để chẩn đoán xác định,trẻ cần được chọc dịch não tủy và làm xét nghiệm.

Để phòng bệnh viêm màng não,bác sĩ Chính khuyến cáo tạo thói quen cho trẻ thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng,súc miệng,họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Gia đình,nhà trường thực hiện ăn chín,uống sôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ động tiêm vaccine cho trẻ khi đủ tuổi,đi khám ngay khi có biểu hiện sốt cao,buồn nôn,cổ cứng...

Trong đó,tiêm chủng vaccine là biện pháp phòng hiệu quả nhất. Vaccine giúp trẻ có miễn dịch phòng ngừa chủ động,tránh nhiễm bệnh và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống,sức khỏe,trí tuệ về sau.

Trẻ tiêm chủng tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo

Hiện Việt Nam có 3 loại vaccine phòng bệnh do não mô cầu,gồm vaccine phòng não mô cầu nhóm B thế hệ mới dành cho trẻ từ 2 tháng và người lớn đến 50 tuổi; vaccine phòng não mô cầu nhóm BC dành cho người từ 6 tháng đến 45 tuổi,chứa một thành phần kháng nguyên nhóm B; vaccine phòng các nhóm não mô cầu A,C,Y,W-135 dành cho người từ 9 tháng đến 55 tuổi.

Đối với viêm não Nhật Bản,hiện Việt Nam có ba loại vaccine. Phác đồ tiêm áp dụng theo từng loại. Trong đó,một loại cần tiêm nhắc ba năm một lần.

Về phế cầu,trẻ nên hoàn thành lịch tiêm phế cầu 10 hoặc phế cầu 13 trước khi bổ sung thêm mũi phế cầu 23. Trường hợp trẻ đã tiêm phế cầu 10 thì nên tiêm 1 liều vaccine phế cầu 13 khi trẻ từ 2 tuổi,sau đó tiêm vaccine phế cầu 23.

Còn vaccine cúm dành cho trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn với lịch tiêm cụ thể như sau: trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi tiêm hai mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần; trẻ từ 9 tuổi và người lớn tiêm một mũi,nhắc lại mỗi năm.

Hạ Lam

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.