"Tôi mua hàng trên sàn thương mại điện tử trong nước,thấy phí ship từ Trung Quốc về chỉ có 12.000 - 17.000 đồng,trong khi ship từ shop nội địa Việt Nam những 30.000 - 50.000 đồng. Đến giá ship mà chúng ta còn không cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài,trong khi hàng hóa cũng chủ yếu nhập bên đó về,người mua mua thẳng bên đó về thì rõ ràng shop Trung Quốc bán rẻ hơn ta cả nửa giá".
Đó là quan điểm của độc giả SaNgộTank về những áp lực cạnh tranh của các shop trong nước khi người Việt đẽ dàng ngồi nhà chốt đơn quốc tế. Trong 5-6 năm trở lại đây,người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng mua hàng online trực tiếp từ nước ngoài,qua hai kênh chính là shop quốc tế trên các sàn thương mại điện tử trong nước như Shopee,Lazada,Tiki,TikTok Shop và các nền tảng bán lẻ xuyên biên giới như AliExpress,Shein,Temu. Các nhà bán hàng quốc tế có thế mạnh về giá,mẫu mã và ưu đãi vận chuyển.
Cũng chuộng các shop quốc tế trên các sàn nội địa vì hầu hết có phí vận chuyển thấp hoặc miễn phí,bạn đọc Nhunghaphân tích: "Tôi mua 10 cái kim thêu tranh ở shop Việt Nam,khi ship về tay,tổng tiền là 20.000 đồng. Trong khi đó,tôi đặt mua của một shop Trung Quốc thì giá cho 100 cái kim cộng cả phí ship cũng chỉ có 23.000 đồng. Nói về chất lượng sản phẩm,tôi thấy rõ ràng mua hàng từ nước ngoài về dùng chắc chắn,dày dặn,thêu mãi vẫn chưa hỏng. Trong khi đó,mua hàng trong nước dùng một chút đã gãy".
>> Hộp sữa Made in Vietnam thiếu khoen - đẩy khó cho người dùng
Nói về câu chuyện phí vận chuyển quyết định giá bán,độc giả Randy Nguyễn nhận định: "Phí ship cùng một giá nhưng tại sao ship trong nước lại đắt hơn quốc tế? Theo tôi,quan trọng ai là người trả? Đơn giản là các chủ shop Việt muốn 'ăn dày' nên đẩy toàn bộ chi phí ship về phía người mua hàng. Nhiều shop Việt nhập hàng từ Trung Quốc về nên họ cộng đủ chi phí vào sản phẩm bán ra,làm đội giá lên cao. Trong khi đó,bên phía Trung Quốc họ bán trực tiếp từ kho nên chấp nhận lãi mỏng (free ship) để tiêu thụ số lượng lớn. Vậy thì shop Việt sao cạnh tranh được?".
"Đôi khi tôi thấy một món đồ chạy quảng cáo trên mạng nên hỏi giá. Khi so sánh với giá bán trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam,tôi thấy sự thật hú hồn,họ bán mắc có khi gấp đôi,gấp ba cho cùng một mặt hàng. Đã vậy còn phải chờ đặt hàng. Tôi có tài khoản và biết mua đồ trên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc. Kiểm tra giá,tôi thấy họ bán còn rẻ hơn thế cỡ 5-15% cho mặt hàng y chang. Người dùng giờ có khả năng tự kiểm tra giá cả và so sánh rồi,chứ không dễ tính như trước nữa",bạn đọc Hiếu Nguyễn nói thêm.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách can thiệp từ cơ quan quản lý,độc giả Manhhien bình luận: "Chính các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam đang giết dần các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. So sánh một món hàng mà shop Trung Quốc bán còn được sàn trợ giá nhiều hơn gần gấp đôi so với shop trong nước. Hy vọng nhà nước sớm có chính sách mạnh tay hơn,đánh thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài về để tạo cạnh tranh công bằng".
Lê Phạm tổng hợp
Ổ cắm điện 'made in Vietnam' vừa dùng vừa bực bội
Tôi mua bình giữ nhiệt 'made in Vietnam' thua xa hàng Trung Quốc
Lý do nhà sản xuất quạt không bán remote thay thế
Mối nguy cho shop online Việt đằng sau chiếc gioăng cao su bồn cầu
Đánh vật mở nắp lon đồ hộp 'made in Vietnam'
Những sản phẩm 'made in Vietnam' thách thức độ kiên nhẫn của khách hàng
Ổ cắm điện 'made in Vietnam' vừa dùng vừa bực bội
Tôi mua bình giữ nhiệt 'made in Vietnam' thua xa hàng Trung Quốc
Lý do nhà sản xuất quạt không bán remote thay thế
Mối nguy cho shop online Việt đằng sau chiếc gioăng cao su bồn cầu
Đánh vật mở nắp lon đồ hộp 'made in Vietnam'
Những sản phẩm 'made in Vietnam' thách thức độ kiên nhẫn của khách hàng