Câu chuyện học sinh ngộ nhận Quang Trung khác Nguyễn Huệ,thậm chí cho rằng,Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai người khác nhau,có mối quan hệ như: hai anh em,bố con,bạn bè cùng chiến đấu gây tranh luận một thời,đến nay đã gần 10 năm.
Lúc ấy,người ta đổ lỗi cho nhau,kiểu "dạy Sử kiểu gì" mà học sinh hồn nhiên phát biểu như thế.
Gần một thập niên trôi qua kể từ ngày ấy,trong tiết mục của một cuộc thi hoa hậu lại nhầm lẫn Bà Trưng với Bà Triệu.
Cụ thể,phần thi của thí sinh này với trang phục mang tên Trưng Vương,MC thuyết minh bộ trang phục lấy cảm hứng từ hình ảnh Bà Trưng cưỡi voi ra trận. Khi thí sinh này đang trình diễn,ban tổ chức phát thêm đoạn âm thanh câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử khác - Bà Triệu: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh,đạp luồng sóng dữ,chém cá Kình ở biển Đông,đánh đuổi quân Ngô,giành lại giang sơn,cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta".
Người đại diện cuộc thi giải thích trước đó ban tổ chức không duyệt file có câu nói của Bà Triệu. Tuy vậy,ở đêm thi chính,nhân viên kỹ thuật vẫn phát nhầm file âm thanh.
Đây không chỉ là một sai sót đáng tiếc của ban tổ chức mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về chất lượng và sự cẩn trọng trong việc truyền tải thông tin lịch sử đến công chúng.
Vấn đề đặt ra: Phát nhầm file âm thanh là do nhân viên kỹ thuật sơ suất. Nhưng tại sao file âm thanh đó lại tồn tại? Trước khi dựng file âm thanh,người làm không nhận ra sai sót nhưng cũng không chịu khó kiểm tra lại nội dung?
Người lớn,làm một chương trình văn hóa,lại nhầm lẫn nhân vật lịch sự,là một điều đáng buồn,vì làm sao chúng ta trách các em học sinh ngộ nhận "Quang Trung và Nguyễn Huệ khác nhau".
Tôi từng bắt gặp một số câu chuyện tương tự,có người cho Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Tiên Hoàng,Lê Lợi - Lê Thái Tổ và những vị vua khác nhau.
Trong những kiến thức lịch sử,thông tin chung về một nhân vật lịch sử là vô cùng quan trọng. Nhưng tại sao nhiều người vẫn nhầm lẫn,nhầm nhân vật này sang nhân vật khác,ngộ nhận thông tin?
Trúc Phong